image banner
Bài Tuyên truyền về chuyển đổi số tại xã Nam Thanh
Lượt xem: 777

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

        Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Với chủ đề “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Đây là một ngày ý nghĩa với công cuộc chuyển đổi số cho tất cả các địa phương trên khắp cả nước.

          Chuyển đổi số là tất yếu trong công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, là quá trình khách quan đã và đang diễn ra trong đời sống hàng ngày của mỗi người; Chuyển đổi số tạo nên đột phá to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới căn bản toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền huyện, hoạt động của cơ quan, tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn; Chuyển đổi số cũng làm thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân và toàn xã hội dựa trên nền tảng công nghệ số.

         Xác định thời cơ và thách thức trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi số ngày càng cao và thay đổi hàng ngày như hiện nay, tỉnh Nghệ An quyết tâm chọn chuyển đổi số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Nghệ An đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, đề án trọng tâm nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghệ thông tin – truyền thông của tỉnh. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Về mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Về chính quyền số

+ 100% cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây.

+ 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng số; 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin.

+ Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và kết nối với hệ thống hội nghị trực tuyến quốc gia.

+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

+ 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước, hồ sơ công việc có nội dung mật).

+ 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia.

+ 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối, ứng dụng trên địa bàn tỉnh theo lộ trình của Chính phủ; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu mở của tỉnh kết nối liên thông trên 80% cơ sở dữ liệu của các ban, sở, ngành để phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, khai thác trọn đời.

- Về kinh tế số

+ Kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP.

+ Từ 80% người dân 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

+ Phấn đấu có ít nhất từ 01 đến 02 cơ sở giáo dục triển khai đào tạo về thương mại điện tử; trên 3.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ kinh doanh, cán bộ công chức, viên chức, sinh viên, thanh niên khởi nghiệp được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về thực thi pháp luật và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử. Từng bước hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp số và hợp tác xã số.

+ 100% hộ sản xuất nông nghiệp được lập danh sách và chuẩn hóa, số hóa dữ liệu theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Về xã hội số

+ Trên 50% người dùng thiết bị đầu cuối thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh.

+ 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

+ Triển khai thí điểm và nhân rộng các dịch vụ số (y tế, giáo dục, giao thông, an ninh, trật tự, du lịch…) thuộc hệ thống dịch vụ đô thị thông minh tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai.

Kính thưa toàn thể nhân dân với quyết tâm thực hiện thành công chuyển đổi số UBND huyện Nam Đàn đề nghị các cấp, các ngành, tạo bước đột phá về chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn huyện

Một số hình ảnh:

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Ảnh: UBND xã phối hợp Viettell Tập huấn công tác chuyển đổi số

Anh-tin-bai

Ảnh: UBND xã phối hợp Viettell Tập huấn công tác chuyển đổi số

Anh-tin-bai

Ảnh: UBND xã phối hợp Viettell Tập huấn công tác chuyển đổi số

Anh-tin-bai

Ảnh; Đoàn thanh niên cài đặt tài khoản  viettell money cho khách hàng  thanh toán không dùng tiền mặt

Anh-tin-bai

Ảnh; Đoàn thanh niên cài đặt tài khoản  viettell money cho khách hàng  thanh toán không dùng tiền mặt

                                                                                    Nguồn: CC văn hóa xã

BẢN ĐỒ XÃ NGHĨA PHÚC - HUYỆN TÂN KỲ
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ NAM THANH
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Đăng Khoa - Chủ tịch UBND xã

Trụ sở: Xã Nam Thanh - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0987 179 946 - Email: namthanh@namdan.nghean.gov.vn